Kinh Nghiệm Shopee từ “Gà mờ” Lê Nguyệt
KINH NGHIỆM “SHOPEE” TỪ GÀ MỜ LÊ NGUYỆT
Xin nói trước mình vẫn là gà mờ, giống như một chị học lớp 3 dạy cho một em học lớp 1 tập viết thôi nhé, mình mới bắt đầu hồi tháng 6, ngu ngơ khù khờ, nhờ sự giúp đỡ của một số bạn học viên nên đã học hỏi được một chút. Các cao nhân SHOPEE khác nếu có thêm kinh nghiệm gì hãy cùng chia sẻ nha.
WHY SHOPEE?
👉Bởi vì nó là cái chợ, là nơi tập trung nhiều người nhất, có tới 33 triệu khách hàng tiềm năng ở đây, cao nhất trong tất cả các sàn.
👉Con người càng ngày càng bận rộn và mạng lưới vận chuyển ngày càng tiện dụng, ở mọi ngõ ngách đều có thể sắm đồ cho nên nó sẽ giống như Facebook vậy, rồi sẽ sớm thôi, mỗi người đều có tài khoản SHOPEE.
👉Yêu cầu, đòi hỏi ở SHOPEE không cao, cho nên bất cứ ai cũng có thể tạo một tài khoản và bắt đầu thử nghiệm ngay và luôn, khỏi loằng ngoằng rách việc.
HOW? Mình đã làm những gì?
👉Trước tiên muốn bán hàng trên SHOPEE thì cần phải là người mua hàng KHÔN NGOAN trên SHOPEE, tức đứng vào vai trò của người mua để tư duy. Người mua thường muốn gì?
👉NGON – BỔ – RẺ (trên SHOPEE nó biến thành RẺ – NGON – BỔ)
Khi khách hàng có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó, họ sẽ đánh tên sản phẩm lên thanh tìm kiếm. Sau khi các sản phẩm hiện ra, họ sẽ nhìn vào các tiêu chí:
✔ Ảnh đẹp
✔ Giá tốt
✔ Đang được sale bao nhiêu
✔ Lượt bán đã được nhiều hay chưa
✔ Đánh giá có tốt hay không
✔ Vị trí SHOPEE (khách thích gần chỗ họ để đỡ phí ship)
✔ Khuyến mãi liên quan tới vận chuyển
✔ Phản hồi chat (nhanh hay chậm)
✔ Số người theo dõi
VẬY BẠN CẦN PHẢI LÀM GÌ?
👉THẺ NGÂN HÀNG: Bạn cần tạo tài khoản ngân hàng
TECHCOMBANK để chuyển khoản liên ngân hàng không mất phí, cái này nhất định phải làm càng sớm càng tốt, sau này giao dịch chuyển khoản là chủ yếu mà.
👉MÁY TÍNH: Một số thao tác không thể thực hiện trên APP nên bạn bắt buộc có máy tính để bắt đầu bán hàng SHOPEE.
⭐️1. Trước tiên là tạo tài khoản SHOPEE, sau đó có các lớp học SHOPEEee Uni, học cho bằng hết, mỗi bài học khoảng 3-5 lần cho ngấm, học xong thì thực hành, thực hành xong đến buổi học tiếp theo thì hỏi những thứ mình không hiểu.
Những lưu ý khi đặt tên tài khoản SHOPEE:
+ Đặt tên nick theo từ khóa chính mình muốn bán (cái này trước khi mình không biết): VD nếu mặt hàng chính mình muốn bán thì nên đặt tên là hatsachi_hatmacca_lenguyet, chứ không phải là “tinh_anh_mai_xanh2005” nhé!
+ Đặt tên SHOPEE theo từ khóa chính mà bạn muốn nó hiện lên khi khách tìm kiếm mặt hàng đó.
+ Hoặc nếu tên có thương hiệu rồi thì có thể dùng tên đó.
⭐️2. Lựa chọn sản phẩm cung cấp: cung cấp cái khách hàng muốn, câu này mình thấy thật là sáo rỗng cho đến khi mình bán macca đại trà, trước đó mình nhất định không bán như thiên hạ, vì toàn bộ khui và bao bì mới được 500g 1 gói.
🎀Để làm macca theo chuẩn LN thì muốn đặt 50kg phải mất 3 ngày chuẩn bị, lựa từng hạt một và nhân viên đều rất áp lực khi làm theo kiểu này, hỏng 2 hạt đền nguyên gói mới, trọng lượng chuẩn khối lượng tịnh. (Rõ ràng MÌNH NGHĨ đây chính là thứ khách hàng cần mà)
👉Tuy nhiên khi bán macca đại trà thì 25 ngày đã hết 1000kg, là bởi vì nó đánh trúng vào tâm lý của người mua, số tiền lại vừa túi cho nên bỏ ra không thấy xót.
👉Hơn nữa khi người lạ chưa biết mình là ai thì giá là yếu tố quyết định.
👉Bạn thấy Vietjet chiếm được thị phần là nhờ chiến lược về giá.
Viettel lúc mới ra giá rẻ đến mức bất cứ ai cũng có thể bắt đầu sắm cho mình một cái điện thoại.
👉Có nhiều bạn nói rằng cạnh tranh về giá là cái cạnh tranh ngu ngốc nhất, chết cả lũ, nhưng thực ra là bạn phải đứng vào vị trí người mua để tư duy: khi đánh tên một sản phẩm vào, bạn sẽ mua của một SHOPEE có hàng ngàn lượt bán + đánh giá + giá tốt hay là bạn mua của SHOPEE khác có dăm cái đánh giá, chục cái lượt bán và giá lại cao hơn??? (Trừ khi bạn bán hàng độc thì không thể so sánh giá).
👉Chỉ khi đuổi kịp được mấy SHOPEE top thì lúc đó bạn mới có thể điều chỉnh chiến lược giá sao cho phù hợp hơn. Nếu ở sàn khác, có thể bạn không nhất thiết phải để ý đến giá, nhưng nếu là SHOPEE, thì theo quan điểm của mình, giai đoạn đầu nên cân nhắc xem có thể có giá tốt hơn các SHOPEE đang nằm TOP 1 hay không, bởi vì nếu không thì bạn không bao giờ đuổi kịp được (do hàng tháng các SHOPEE này đều có lượt bán rất lớn).
👉Còn mình thực ra là kệ thôi, cứ cái gì có lợi nhất cho khách là mình làm, xiền là phù du, hí hí!!!
Mỗi SHOPEE sẽ cần chọn cho mình 3 loại sản phẩm:
☘ Sản phẩm phễu: là sản phẩm dễ bán, nhiều người cần, biên độ lợi nhuận thấp (hoặc giai đoạn đầu không cần lợi nhuận) để hút khách về SHOPEE của mình.
☘ Sản phẩm chủ lực: tức là những mặt hàng chính mà mình muốn bán, bạn cần tính toàn làm sao mà lãi trên mỗi sản phẩm phải đủ để nuôi bạn (chẳng hạn 1 tháng bạn cần 10 triệu thu nhập, thì phải tính được là mỗi ngày phải bán được bao nhiêu đơn, mỗi đơn lãi được bao nhiêu tiền sau khi đã trừ hết các chi phí)
☘ Sản phẩm “đăng cho dzui”: tức là những sản phẩm giá cao, lợi nhuận cũng cao, ít có người mua, đăng vậy ai mua thì gửi thôi, lâu lắm mới bán được một cái, hihi.
⭐️3. Đánh lên thanh tìm kiếm mặt hàng mình đang định bán, xem 5 nhà thuộc top 5 (bán được nhiều nhất, doanh thu cao nhất) họ làm như thế nào, nghiên cứu thật kĩ để rút ra (về hình ảnh, về trang trí SHOPEE, về đặt tên, về mô tả…), sau đó sáng tạo trên nền tảng đó và làm cho sản phẩm của mình sao cho thật nổi bật để có thể đứng cạnh các SHOPEE đó.
⭐️4. Làm hình ảnh:
Mua hàng online thì HÌNH ẢNH và GIÁ là hai cái người ta quan tâm ĐẦU TIÊN, cho nên bạn cần học tập kĩ năng chụp ảnh, làm photoSHOPEE, hoặc dùng thử tài khoản của CANVA để tạo nên những bức ảnh thu hút nhất.
Mình thì rất may là ông xã từ hồi làm trung tâm vẫn để ý photoSHOPEE cho nên lúc chịu khó thì cũng có thể tạo ra ảnh đẹp (mà vẫn chưa làm hết, hi).
Một vài điều cần lưu ý:
+ Ảnh vuông, size 1024 x1024
+ Kích thước ảnh: 450-750kb
+ Sản phẩm chính chiếm ¾ ảnh.
+ Nên có khung tự thiết kế và logo để tránh sao chép.
+ Đặt tên ảnh chính là tên sản phẩm, tieng-viet-khong-dau,cach-boi-dau-gach-ngang.
⭐️5. Đặt tên sản phẩm:
+ Xem top 5 họ đặt theo công thức nào thì làm theo công thức đó.
+ Công thức tham khảo: Loại Sản phẩm + tên thương hiệu + Mã Sản Phẩm( nếu có ) + trọng lượng/dung tích(nếu có) + đặc điểm(nếu có) + công dụng nổi bật + khuyến mãi(nếu có)
+ Công thức tham khảo 2: từ khoá 1 [ giật tít] từ khoá 2, công dụng, đặc điểm của sản phẩm
+ Công thức tham khảo 3: [ giật tít] từ khoá 1, từ khoá 2, công dụng sản phẩm
⭐️6. Mô tả sản phẩm:
💎 Đọc kĩ TIÊU CHUẨN CỘNG ĐỒNG của SHOPEEee về quy định liên quan đến các ngành hàng khác nhau, để tránh cứ tạo sản phẩm bị khóa mà không hiểu vì sao.
💎 Nghiên cứu cách làm mô tả sản phẩm của TOP 5, rồi rút ra bài học kinh nghiệm xong mà làm cho SHOPEE của mình.
💎 Lưu ý là khách chỉ đọc khoảng 3 dòng đầu tiên nên có gì ưu thế, bảo hành hay bằng chứng uy tín thì phải để lên đầu tiên.
💎 Phải có hashtag ở cuối, khoảng tầm chục hashtag liên quan đến sản phẩm, để khi người ta search, nó có cơ hội hiển thị trước mắt khách hàng cao hơn.
(cách tìm hashtag: Đánh vào phần quảng cáo à thêm từ khóa, xong đánh các từ liên quan đến sản phẩm của mình, SHOPEEee sẽ hiện lên số LƯỢT TÌM KIẾM trong 30 ngày gần nhất, thấy từ nào nhiều lượt tìm kiếm nhất thì là hot nhất, bạn có thể chọn hoặc không – vì bạn nhìn thấy lượt tìm kiếm thì thiên hạ cũng có thể nhìn thấy, nếu đứng ở vai trò của khách mà nghĩ là họ sẽ search gì thì hashtag cái đó – gọi là từ khóa ngách.)
💎 Nên có địa chỉ của SHOPEE để thêm phần tin tưởng khi khách mua hàng.
⭐️7. GIÁ SẢN PHẨM:
+ Trước tiên là tìm nguồn hàng tận gốc để không phải qua quá nhiều trung gian dẫn tới giá thành cao quá, khó bán.
+ Việc xác định giá đương nhiên phụ thuộc vào chiến lược của bạn rồi, nhưng mình làm việc ở đâu thì phải nương theo luật ở đó.
SHOPEEee ưu tiên hiển thị các sản phẩm có mức % giảm giá lớn. Nhưng nhập 200K/kg, để giá 220K/kg, mà SHOPEEee cứ đòi phải giảm 30% để tham gia chương trình này nọ thì sao mà đáp ứng được.
Cho nên bạn phải tính giá: Nhập + chi phí cố định + chi phí biến đổi + lợi nhuận mong muốn = giá bán. Từ giá bán này bạn thêm 30% nữa thành giá niêm yết, giá này chỉ để làm cảnh, chứ lúc nào cũng sẽ có chữ giảm 30% để thành giá bán nhé. (Mình không biết điều này nên để luôn giá bán từ đầu, híc)
+ Tăng giá sản phẩm: Nếu như vừa tăng giá sản phẩm xong rồi bạn lại tạo chương trình giảm giá xong sẽ bị SHOPEEee phạt tội “tăng giá bán bất hợp lý” cho nên bạn phải đợi 7 ngày sau khi chỉnh giá, mới được tạo chương trình khuyến mãi cho sản phẩm đó nhé.
⭐️8. Mô tả SHOPEE:
✔️ Nêu ra tôn chỉ làm việc của SHOPEE
✔️ Nêu ra những lợi ích, điểm khác biệt, nổi trội của SHOPEE.
✔️ Có Fanpage/website/Facebook/ĐT/zalo, địa chỉ SHOPEE.
✔️ Hãy làm cho khách hàng yên tâm và tin tưởng khi bước vào SHOPEE của bạn.
⭐️9. Banner: Trong phần trang trí SHOPEE có 6 ảnh banner xoay vòng, bạn cần đầu tư để banner nhìn thật chuyên nghiệp và hấp dẫn, lôi cuốn.
+ Màu sắc vui tươi, bắt mắt.
+ Ảnh 1: Thông tin đầy đủ + hoành tráng + uy tín về SHOPEE
+ Ảnh 2: Top 1 sản phẩm của SHOPEE.
+ Ảnh 3: Các chế độ bảo hành đảm bảo của SHOPEE
+ Ảnh 4: Các chứng chỉ, giấy chứng nhận (nếu có)…
+ Kích thước ảnh: 1200×600
Có 2 banner vuông kích thước 600×600, bạn nên thay đổi thường xuyên về các chương trình khuyến mãi của SHOPEE.
⭐️10. Lượt bán và lượt đánh giá
LÒNG TRUNG THỰC
Trước khi nói về phần này mình chia sẻ thêm một chút, mình đã rất phân vân trước khi seeding sản phẩm để tăng lượt bán và đánh giá, bởi vì khách Facebook của mình có rất nhiều đánh giá tốt, nhưng bên SHOPEEee, người lạ người ta không hề biết điều đó.
Vậy giờ mình nhờ mọi người cho đánh giá 5 sao thì có coi là GIAN DỐI hay không!
Một cô gái tô ít son cho môi thêm đỏ, thêm tí phấn cho má thêm hồng, mặc áo độn để người khác tưởng cam là bưởi, là cô ấy đang trang trí cho chính mình. Vậy thì việc trang trí SHOPEE nó cũng tương tự như vậy.
👉Từ 10.000 lượt bán một sản phẩm nào đó nó giống như là đi xe ô tô.
👉1000 lượt bán là đi xe SH.
👉Từ 500 – 999 lượt bán là đi xe LEAD
👉Từ 100- 500 lượt bán là đi xe WAVE
👉Dưới 100 lượt bán là đi xe đạp.
🌞Chỉ khi CỰC KÌ TỰ TIN về sản phẩm thì mới nên làm seeding sản phẩm, bởi vì tốn rất nhiều công sức và tiền bạc, xong nếu sản phẩm dở, thì chỉ cần 10 cái 1 sao thôi, bạn phải chạy được 300 cái 5 sao để kéo lại.
Cũng giống như đầu bếp phải nấu ăn ngon mới nên mở nhà hàng, chứ nhà hàng có siêu cao cấp dát kim cương mà thức ăn dở thì chỉ có phá sản mà thôi.
Ông xã mình không bao giờ để ý đến tiêu chí lượt bán và đánh giá, nhưng bản thân mình lại cực kì nghiên cứu trước khi đặt mua.
👉Nếu như đi qua một con phố, thấy một cửa hàng đông đúc người ngồi ăn, cửa hàng bên cạnh không có mống nào, bạn vào đâu? Hầu hết sẽ vào quán đông người rồi. Vậy cho nên nếu chưa có lượt bán, thật khó lòng mà có đơn.
VẬY LÀM NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ LƯỢT BÁN VÀ ĐÁNH GIÁ?
👉 Nhờ người quen và bạn bè ở xa mua ủng hộ (phải cho họ giá tốt nhất, chứ đã nhờ người ta mua cái chưa cần, rồi lại còn lấy lãi của người ta thì khôn vậy ai chơi).
👉Tham gia Group chuyên reviews để đưa deal tốt cho mọi người, rồi nhờ họ mua và đánh giá có tâm. (https://www.facebook.com/groups/3048392801905133
👉 Tặng quà miễn phí như cách của mình (Vừa tăng được lượt bán và đánh giá, vừa có cơ hội giới thiệu sản phẩm tốt của mình tới mọi người. Tuy nhiên cách này hơi tốn, vì mỗi đơn hơn 300K là mất 5% cho SHOPEEee (SHOPEE yêu thích) và 7% đối với SHOPEE thường(do mình có gói freeship extra – nếu không có gói này, bạn lại mất thêm phí ship cũng rất cao trên SHOPEEee nữa, cộng với xiền đầu tư quà và đóng gói nữa. Đặc biệt là phải cực kì kiên nhẫn vì hướng dẫn đặt hàng nhiều sản phẩm là khá rắc rối đối với cả SHOPEE và khách hàng, hơn nữa phải yêu quý mình lắm người ta mới chịu giúp nha, hihi)
👉 Có khách nào nhận hàng rồi là liên hệ nhờ đánh giá luôn (để nhờ khách hàng đánh giá, khi gửi hàng nên có thiệp cảm ơn và quà kèm theo, vừa là quà vật chất, vừa là VOUCHER giảm giá cho đợt mua tiếp theo, mình làm voucher theo tháng, để kích thích khách hàng dùng trong tháng đó, nếu không dùng họ có thể tặng bạn bè).
👉 GIẢI QUYẾT ĐÁNH GIÁ XẤU: Đương nhiên sản phẩm phải tốt, thái độ phục vụ, tốc độ chuẩn bị hàng, tốc độ trả lời chat phải nhanh thì mới dễ có 5 sao. Nếu như phạm lỗi gì đó, hoặc thậm chí là do bên vận chuyển làm hư hỏng, thì ngay lập tức gọi điện cho khách hàng để hỏi thăm và đảm bảo QUYỀN LỢI CAO NHẤT cho khách.
Nếu khách không thích dùng sản phẩm thì nhờ khách gửi lại và chuyển khoản lại toàn bộ tiền cho khách.
Hoặc như khách của mình có 2 người không hài lòng với macca, cho 3 sao, mình gửi ngay 100% hàng mới qua Viettel post, không cần họ phải làm gì cả, không cần trả lại hàng trước đó, thậm chí không cần ảnh hay video gì cả, sau khi người ta nhận được hàng mới thì gọi điện hỏi có hài lòng không, nếu được xin phép nhờ đổi lại thành 5 sao. Bởi vì người lạ chưa biết mình thì họ chỉ đọc đánh giá không phải 5 sao mà thôi.
⭐️11. CÁC CHƯƠNG TRÌNH MARKETING CỦA SHOPEEEE:
🔔 Tham gia tất tần tật, tuốt tuồn tuột, có cái gì là tham gia cái đó hết nhé.
🔔 Tạo khoảng 5 mã giảm giá khác nhau liên quan đến số tiền tối thiểu cho mỗi đơn.
🔔 Mua gói Freeship extra, hầu như là nên mua, tâm lý của khách là CỰC KÌ THÍCH FREESHIP. Mua 300K/kg macca freeship thấy thích hơn mua 280K/kg macca và mất 20K ship. (Hơn nữa có Freeship extra thì SHOPEEee cũng ưu tiên hiển thị hơn).
🔔 QUẢNG CÁO SHOPEEEE: SHOPEEee có cái hay là chủ SHOPEE dù không sành điệu lắm thì vẫn có thể dễ dàng học cách quảng cáo, cái này mình còn rất rất kém, nhưng chạy quảng cáo là điều bắt buộc bạn phải làm, nếu không người ta tìm không thấy bạn, đương nhiên người ta mua của nhà khác rồi.
Nhưng nếu không biết cách làm thì sẽ đốt một núi tiền, mà mình đã “vừa giàu vừa ngu” cống khá nhiều xiền cho SHOPEEee rồi, tới giờ đỡ hơn một chút nhưng vẫn chưa khôn, bao giờ khôn hẳn thì sẽ share nha, hí hí!
⭐️12. Những lưu ý cần biết nếu không sẽ bị KHÓA SHOPEE NHƯ CHƠI
Khi mới “chân ướt chân ráo” tập tọe SHOPEE, mình không biết mấy cái này, cho nên nhiều phen bị thót tim, hihi!
👉 Gửi ngoài: Trong phần chat của SHOPEE với khách, tuyệt đối không được hướng dẫn khách để gửi hàng ngoài (không qua SHOPEEee), robot của SHOPEEee quét được thì sẽ khóa SHOPEE luôn, khỏi bán.
👉 Hủy đơn: Không bao giờ được chủ động nhắc tới từ “hủy đơn” với khách, nếu cần họ hủy thì gọi điện và hướng dẫn họ cách thực hiện.
👉Đặt hộ: Dạo đầu mình cũng ngây ngô, muốn tiết kiệm tiền cho khách nên có nhờ một số người đặt hộ, nhưng việc này SHOPEEee quản rất chặt, cho nên những bạn mới tuyệt đối không bao giờ được làm như vậy. Chỉ cần nó phát hiện ra người bán và người đã từng đặt hàng có sử dụngchung wifi này nọ thì nó khóa cả hai tài khoản luôn, bao nhiêu công xây dựng sẽ đổ sông đổ biển hết cả.
👉 Văng tục, chửi bậy: Có những người sẽ cố tình chọc cho bạn “không chửi không được”, và khi bạn chửi, và robot quét tới tin nhắn thì SHOPEE bay màu, không cần giải thích gì thêm, và lỗi này là lỗi rất lớn, xin xỏ mở lại là vô cùng khó khăn nhé.
⭐️13. Máy in nhiệt:
Dạo đầu mình hay ghi vận đơn lên thùng, nhưng như vậy nhìn nhếch nhác, mà có thể ghi nhầm, rồi đến khi lên bưu cục họ dán nhầm chẳng hạn, cho nên đầu tư cái máy in nhiệt hơn 1 triệu, rất tiện dụng để đóng gói, hạn chế việc nhầm lẫn, thất lạc hàng hóa.
⭐️14. Camera:
Em rể Đức Nguyễn nhà mình thừa cái camera nên đem lên nhà mình treo cho vui, nhưng hôm trước có shipper khăng khăng là chưa lấy 1 kiện hàng hơn 700K của mình, may có cái camera ghi lại bằng chứng không chối cãi được, lúc đó mới chịu. Cho nên đơn ít thì thôi, chứ đơn nhiều là phải có camera nha, vì SHOPEEee không giải quyết khiếu nại nếu không có bằng chứng thuyết phục.
🔥🔥🔥NHỮNG CÁI CÒN QUAN TRỌNG HƠN CẢ SHOPEEEE NÈ:
️🍀 Sống sao cho có ích, hay giúp đỡ người khác, đến khi mình nhờ còn có người muốn giúp lại, ahihi.
️🍀 Làm theo quy tắc nhân 10, thì sẽ rất nhanh thôi, leo lên top 5 là chuyện trong tầm tay.
️🍀 Đọc hết các bài liên quan đến bán hàng trong nhóm Ecomme. https://www.facebook.com/groups/ecommegroup
️🍀 Đặt mục tiêu rõ ràng thì mới biết là nên làm gì, cần làm gì trước, làm gì sau mỗi ngày.
️🍀 Chơi thì khỏe mà làm thì mệt nè, cho nên phải xác định là chăm chỉ, muốn làm nghiêm túc thì hẵng bắt tay thực hiện, không thì làm nửa vời cũng không có kết quả gì cả.
Đó, sau 3 tháng bập bẹ SHOPEE thì biết được chừng đó á, nói chung là cũng thấy nó thú vị. Cám ơn mọi người đã đọc tới đây.
Nếu thấy hữu ích thì khen một câu để mình cười khúc khích.
Nếu thấy cần thiết thì lưu về tham khảo dần nhé.
Chúc cả nhà luôn an yên,
Love,
Lê Nguyệt