ngày lễ tình nhân
Cuộc sống tươi đẹp

Valentine, ngày lễ tình nhân có nguồn gốc từ đâu?

Ngày lễ Valentine (14/2) là ngày lễ tình nhân, các cặp đôi yêu nhau thể hiện tình cảm bằng những tấm thiệp kèm lời chúc, hoa, chocolate và các món quà.

Có thể một số người đã quá quen với ngày này nhưng không phải ai cũng biết nguồn gốc của ngày lễ tình nhân lãng mạn này. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu những truyền thuyết từ thời cổ đại nhé. Bạn sẽ cảm thấy hết sức thú vị và bất ngờ đấy!

 

  1. Nguồn gốc ngày valentine 14/2

Tương truyền rằng ngày lễ này được bắt nguồn từ lễ hội Lupercalia được tổ chức vào giữa tháng 2. Lễ hội Lupercalia là lễ hội chào đón mùa xuân, kèm theo nghi lễ giúp mắn đẻ ở nữ giới, đồng thời với hoạt động ghép đôi sổ số các cặp nam nữ còn độc thân.

St Valentine

Lupercalia là lễ hội dành cho thần Faunus (một vị thần nông La Mã ) và cũng là dành cho Romulus và Remus, cặp song sinh với nhiều thần thoại đã  dẫn tới thành lập nên thành Rome và Vương Quốc La Mã bởi Romulus.

Lễ hội xảy ra như sau: các thành viên của Luperci, theo lệnh của các Tư tế La Mã, sẽ tập trung xung quanh một động thiêng nơi đã sinh ra Romulus và Remus (họ tin rằng cặp song sinh này đã được nuôi dưỡng chăm sóc bởi một con chó sói cái).

Các Tư tế sẽ hiến tế một con dê (tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở) và một con chó (để rửa tội). Họ sẽ nhúng tấm da dê vào máu hiến tế thiêng liêng, sau đó họ sẽ đi loanh quanh đường phố và nhẹ nhàng chạm nhẹ vào phụ nữ cũng như mùa màng bằng tấm da dê đó. Không hề sợ hãi, phụ nữ La Mã rất thích thú khi được tấm da dê chạm vào vì họ tin rằng trong năm tới sẽ dễ dàng sinh nở.

nguồn gốc ngày lễ tình nhân

Vào cuối ngày, theo truyền thuyết, tất cả các cô gái trẻ sẽ cho tên mình vào một cái hũ lớn. Các chàng trai độc thân sẽ bốc thăm một cái tên, và họ sẽ được ghép đôi với cô gái đó trong năm. Thường thì sẽ được tiếp nối bằng happy ending bởi một đám cưới.

happy ending

Kết luận: giờ bạn đã hiểu nguồn gốc của ngày lễ valentine vì sao lại đúng vào 14/2 mà không phải là ngày khác rồi phải không?

Vậy còn tên gọi thì sao? Valentine là ai, mà lại trở thành vị thánh tình yêu được muôn đời sau dùng để đặt tên cho một ngày lễ phổ biến trên toàn thế giới như vậy? Hãy cùng khám phá nhé.

2. Ngày lễ tình nhân và 3 giả thuyết phổ biến về tên Valentine

Cho tới tận bây giờ, sự bí ẩn về tên gọi Valentine vẫn là một câu hỏi đối với nhiều người, trong lich sử, có ghi lại ít nhất 3 người đều có tên là Valentine và cả ba đều bị tử hình bởi những gì học đã dũng cảm chiến đấu cho tình yêu.

Chúng ta hãy đi tìm hiểu từng câu chuyện nhé.

  1. Nguồn gốc tên gọi Valentine, giả thuyết thứ nhất

Nhiều người tin rằng  Valentine là tên của một giám mục vào thế kỉ thứ 3 tại Rome.

Khi Giáo hoàng Claudius II nhận thấy những người lính độc thân chiến đấu mạnh mẽ hơn những người đã có vợ con và gia đình, ông ta đã ban sắc lệnh cấm kết hôn đối với các chàng trai trẻ. Giám mục Valentine thấy đây là một điều lệnh hết sức vô lý và bất công, cho nên ông đã chống lại và tiếp tục làm lễ kết hôn cho các cặp đôi trong bí mật. Sau khi bị phát hiện, giáo hoàng Claudius đã ra lệnh tử hình đối với Valentine.

2. Nguồn gốc tên gọi Valentine, giả thuyết thứ 2:

Mặc dù có nhiều tử đạo Thiên chúa giáo tên là Valentine, tên của ngày lễ có thể bắt nguồn từ một linh mục bị tử hình theo lệnh của giáo hoàng Claudius II Gothicus vào khoảng năm 270 sau Công Nguyên.

Theo truyền thuyết, Valentine bị tử hình do cố gắng giúp các con chiên Thiên chúa giáo trốn khỏi nhà tù dã man ở La mã, nơi mà họ thường xuyên bị đánh đập và tra tấn.

Khi bị nhốt trong tù, Valentine đã làm quen và bằng cách nào đó chữa lành bệnh mù cho con gái của một người cai ngục. Trước khi bị tử hình, Valentine đã gửi một bức thiệp tình yêu cho cô gái đó và kí tên “from your Valentine” (Đến tận ngày nay, nhiều người vẫn kí như vậy thay vì để tên thật của mình).

3. Nguồn gốc tên gọi Valentine, giả thuyết thứ 3

Truyền thuyết thứ ba cho rằng St. Valentine là tên của một giám mục vùng Terni nước Ý, người tin rằng hai thánh thần có thể là một người, Valentine sau đó cũng đã bị chém đầu bởi lệnh của giáo hoàng Claudius II bên ngoài thành Rome.

TỔNG KẾT

Mặc dù các giả thuyết đều không quá rõ ràng nhưng các câu chuyện đều nhấn mạnh sự anh hùng, lòng nhân ái và quan trọng nhất là sự lãng mạn. Đến thời Trung Cổ, nhờ vào sự phổ biến của các giả thuyết này mà Valentine trở thành một trong những ngày lễ phổ biến nhất tại Anh và Pháp.

Bạn có thể tìm hiểu nhiều hơn về Valentine ở đây nhé.

Bạn thấy giả thuyết nào là thuyết phục nhất? Và bạn đã có kế hoạch gì cho valentine năm nay vào thứ Hai tới chưa?

Mời bạn xem 21 gợi ý dành cho các cặp vợ chồng để có một ngày lễ tình nhân đáng nhớ, lãng mạn nhưng cũng hết sức tiết kiệm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lê Nguyệt