Những thói quen tốt cho sức khỏe liên quan tới ăn uống
1. Luôn nhớ ăn là để sống, chứ không phải để ngon miệng, nếu nó ngon miệng mà không tốt cho sức khỏe thì từ chối, nếu nó tốt cho sức khỏe mà không ngon miệng thì cứ ăn cho no bụng. Những thứ vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe thì tốn tiền lắm, nhưng mà tốn tiền cho ăn uống healthy là một cái tốn rất dễ thương, rất đáng chi, cứ mua thoải mái đi nha Nguyệt (để không phải chi tiều cho bác sĩ).
2. Chế độ ăn ƯU TIÊN thực vật vì năng lượng để tạo ra thức ăn thực vật thấp hơn rất nhiều so với năng lượng tạo ra động vật. Nếu trên cùng 1 mảnh đất, dùng nó để nuôi trồng thực vật thì có thể nuôi sống 10 người, nhưng sẽ chỉ nuôi được 1 người nếu như dùng mảnh đất đó để nuôi động vật rồi dùng động vật đó để nuôi con người. Chưa kể hiện nay các loại thịt cá hầu như được nuôi bằng các sản phẩm công nghiệp ít chất dinh dưỡng, nhiều các loại chất kích thích tăng trưởng, các chất bảo quản khi chế biến… rất có hại cho sức khỏe. Tựu chung lại thì 99% bệnh tật đều do ăn uống mà ra.
3. Không được lãng phí thức ăn: sau mỗi bữa ăn thì bát đĩa phải sạch sẽ, không được sót lại dù một hạt cơm trong bát. Cố gắng nấu đủ ăn từng bữa, nếu còn dư thì cất để dành bữa tiếp theo, dư ít thì ngồi ăn cho bằng hết.
4. Không bao giờ mua đậu phụ ngoài chợ (100% được làm từ đậu nành biến đổi gen), luôn tự làm đậu phụ ở nhà.
5. Không dùng hạt nêm, mì chính (biết nó không tốt cho sức khỏe mà vẫn dùng chỉ vì nó cho cảm giác ngon miệng giả tạo, điều này thật ngớ ngẩn)
.
6. Hạn chế ăn ngoài hàng đến mức tối đa, vì ngoài hàng họ dùng thực phẩm không rõ nguồn gốc, lại rất nhiều mì chính và các loại gia vị rẻ tiền, rất có hại cho sức khỏe mặc dù nó ngon ơi là ngon.) Lâu lâu thèm quá thì đi ăn, nhưng tần suất phải ít đến mức mà cơ thể có đủ khả năng để thải những độc tố đó ra ngoài.
7. Cố gắng trồng càng nhiều càng tốt thực phẩm cho gia đình dùng, vì nếu mua ở ngoài thì không biết ai để mà tin tưởng, cứ liên quan đến lợi ích kinh tế là mình không thể tin 100% những điều người ta nói được.
8. Trước khi đi xe khách đường dài, chuẩn bị túi vải đựng giày dép và nước để không dùng túi nilon và nước dùng một lần của nhà xe. Đem theo táo bụi hoặc cơm cuộn để làm snack, tránh mua snack trên đường.
9. Luôn uống sữa hạt thay vì uống sữa bò.
10. Ưu tiên thực phẩm đúng mùa tại địa phương, hạn chế đặt hàng từ nơi xa.
11. Luôn tận dụng nguồn lực miễn phí để trồng cây, trước khi bỏ tiền ra mua (cây phân xanh, bã mía, trấu, bèo, nước tiểu…)
12. Không dùng tương ớt, xì dầu, nước mắm. đường công nghiệp, ưu tiên tự làm thủ công.
13. Ăn khi đói, uống khi khát, mệt thì nghỉ, có hứng thì làm việc, buồn ngủ thì đi ngủ.