KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH

3 BƯỚC CỦA CÁCH HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG LỚP HỌC

Cách học tiếng Anh hiệu quả dựa trên các nghiên cứu khoa học về não bộ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian mày mò, giống như khi mua một loại máy móc mới, bạn làm theo hướng dẫn sử dụng đúng cách sẽ giúp đạt hiệu quả tối ưu nhất.

BÍ MẬT ĐẰNG SAU SỰ THÀNH CÔNG CỦA CÁC LỚP HỌC TẠI TIẾNG ANH LÊ NGUYỆT

Có đến 95% học viên hài lòng với lớp học, các học viên đều công nhận rằng lớp học tại Tiếng Anh Lê Nguyệt đã giúp họ tự tin, học được cách học, cách làm người và được sống trong một gia đình thứ hai. Đặc biệt có đến 60% học viên coi đây là một trong những lựa chọn tốt nhất trong đời của họ.

Thực ra điều này có được nhà nhờ ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP TPR TRONG VIỆC GIẢNG DẠY.

1. Phương pháp TPR là cách học nói tiếng Anh giống như nói tiếng mẹ đẻ

 (TOTAL PHYSICAL RESPONSE) tạm dịch là phương pháp Phản xạ toàn thân

Cha đẻ của phương pháp này là Giáo sư – Tiến sĩ James J Asher tại Trường Đại học San Jose, California. Ông nhận thấy với phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống, có đến 95% học viên bỏ cuộc trước khi đạt mục tiêu sử dụng ngôn ngữ thành thạo. Ông cho rằng nguyên do là vì những yếu kém trong phương pháp dạy học. Ông quan sát và thấy: Trong khi người lớn thì rụng như ngả rạ trong các lớp học ngoại ngữ thì trẻ con học tiếng mẹ đẻ một cách dễ dàng.

Phương pháp này dựa trên cách thức trẻ học ngôn ngữ mẹ đẻ. Bố mẹ giao tiếp với con bằng ngôn ngữ cơ thể, bố mẹ bảo và đứa trẻ sẽ phản ứng lại với yêu cầu đó.

Asher đưa ra ba giả thuyết:

  • Một, ngôn ngữ được hấp thụ trước tiên thông qua quá trình nghe.
  • Hai, quá trình học ngôn ngữ phải có sự liên hệ mật thiết với bán cầu não phải (có vai trò xử lý tổng thể, sáng tạo, tưởng tượng, tình cảm, màu sắc…)
  • Ba, quá trình học ngôn ngữ phải hoàn toàn vui vẻ, thoải mái, thư giãn.

Ví dụ bố nói “Hãy nhìn mẹ kìa!” và chỉ tay về phía mẹ, đứa trẻ sẽ nhìn về phía mẹ. Nếu mẹ nói “Hãy ném quả bóng đi” và đứa trẻ sẽ làm vậy. Cách thức giao tiếp này tiếp diễn nhiều tháng trước khi đứa trẻ bắt đầu tập nói. Thậm chí là trước đó chưa nói được thì đứa trẻ đã tắm ngôn ngữ một cách tự nhiên. Cuối cùng khi sự thay đổi về lượng đã đủ, sẽ dẫn đến sự biến đổi về chất, đứa trẻ sẽ bộc ra và nói một cách tự nhiên. Phương pháp TPR cố gắng mô phỏng quá trình này trong lớp học ngoại ngữ.

Tại sao nên áp dụng TPR trong các lớp học tiếng Anh?

  • * Lớp học cực kì vui, học viên rất thích thú và lớp học thực sự được khuấy động. Nó xóa tan mệt mỏi và giúp tâm trạng học viên vui vẻ hơn.
  • * Bài học rất khó quên. Phương pháp này thực sự giúp học viên nhớ các cụm từ và các từ mới rất nhanh.
  • * Lớp học phù hợp với số lượng học viên bất kì, nếu giáo viên có khả năng tỏa năng lượng và thực sự truyền cảm hứng, học viên sẽ làm theo.
  • * Nó hiệu quả với lớp học có các trình độ khác nhau, vì vận động toàn thân giúp truyền tải ý nghĩa dễ dàng cho nên hầu như mọi học viên đều có thể hiểu được.
  • * Nó rất hiệu quả với học viên có trình độ thấp và với trẻ em.
  • * Nó cần sự kết hợp của bán cầu não trái và phải nên giúp lưu giữ thông tin dễ dàng và lâu quên hơn.

BA BƯỚC DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TPR ĐỂ HỌC VIÊN NÓI TIẾNG ANH LƯU LOÁT

STEP 1: THIẾT LẬP NGHĨA KHI HỌC TIẾNG ANH

  • – Mỗi buổi học bạn chọn ba từ/  cấu trúc và viết lên trên bảng (kèm nghĩa tiếng Việt), nếu học viên quên, họ có thể nhìn lại bất cứ lúc nào.
  • – Sử dụng body language để dạy ba từ/ cấu trúc này và lặp lại đủ nhiều.
  • – Đặt rất rất nhiều câu hỏi đơn giản mà khi học viên trả lời, họ sẽ dùng từ/cấu trúc vừa học. Khi hỏi, bạn nói tiếng anh rất nhiều, chứa đựng các từ/cấu trúc vừa dạy.

STEP 2: TẠO NÊN MỘT CÂU CHUYỆN NGẮN, ĐƠN GIẢN và THÚ VỊ BẰNG TIẾNG ANH

Kể một câu chuyện cho cả lớp nghe. Bạn có thể kể về bất cứ điều gì: chuyện cổ tích, chuyện phiêu lưu, thậm chí chuyện ma hoặc chuyện cười. Khi kể bạn cần dùng ngôn ngữ cơ thể và lặp đi lặp lại nhiều lần.

Một câu chuyện TPR cần có đầy đủ yếu tố: một nhân vật chính liên quan đến người học, một câu chuyện kịch tính, một kết thúc có hậu. Câu chuyện này là PHƯƠNG TIỆN để học ngôn ngữ, nên các cụm từ và hành động được lặp lại thường xuyên. Những tình tiết hay, những điểm mấu chốt của câu chuyện cần giúp người học ghi nhớ dễ dàng các cụm từ quan trọng.

  • Lặp lại từ/cấu trúc mới khoảng 50 lần.
  • Giáo viên chỉ tạo ra khung sườn của câu chuyện, hãy để học viên tự thêm mắm muối vào cho thêm phần thú vị và dễ nhớ.
  • Hỏi xoáy đáp xoay” để cùng nhau tạo nên một câu chuyện thú vị. Cách thức thực hiện “hỏi xoáy đáp xoay” như sau:
  1. Giáo viên đưa ra một câu trần thuật mang tính chất truyền tải thông tin. Ví dụ “My dad made out with a monkey in Thu Le zoo.” (Bố tôi hôn một con khỉ ở trong vườn thú Thủ Lệ) (Giáo viên vừa nói chậm rãi, vừa làm hành động. My father: đi lom khom cúi xuống như ông già, made out: mắt nhắm lại rất phê, môi chu ra như đang hôn cuồng nhiệt ai đó; a mokey: tay phải gãi nách phải, tay trái gãi hông trái, chân nhảy vòng kiềng.) Lặp đi lặp lại 3 lần. (Một câu tượng hình như vậy sẽ tác động mạnh mẽ vào não và vì nó vô lý nên học viên sẽ ghi nhớ rất lâu.)
  2. Cho học viên bắt chước theo, làm đi làm lại 3 lần.
  3. Cho học viên nhắm mắt lại và vừa nói vừa làm thêm 3 lần nữa.
  4. Giáo viên hỏi những câu xoay quanh câu vừa rồi, học viên chỉ cần trả lời ngắn gọn bằng một hoặc hai từ, với học viên có level cao hơn, có thể trả lời câu đầy đủ. Khi trả lời, học viên cần hét to lên cùng với body language. Lưu ý là chỉ được sử dụng tất cả các từ đã được học cho đến thời điểm hiện tại.

Ví dụ:

  • Did your dad make out with a monkey? (students: yes)
    Did your dad make out with two monkeys? (Students: No)
    Where did your dad make out with a monkey? (Students: Thu Le zoo)
    Who made out with a monkey? (students: My dad)
    Did your dad make out with Donald Trump? (Students: No)
    Why did your dad make out with a monkey? –> Because he believed that monkey was mom.
    When did your dad make out with a monkey? –> Last night, at 20:00, my dad made out with a monkey.
    How long did your dad make out with a monkey? –> It lasted about 2 seconds before my dad realized something was wrong.

Ở giai đoạn đầu, tốc độ nói của giáo viên phải thật chậm để học viên có thời gian hấp thụ ngôn ngữ, hiểu ngôn ngữ, sau đó mới phản ứng lại được.

Để đảm bảo học viên hiểu bài hoàn toàn, giáo viên có thể sử dụng các KĨ THUẬT KIỂM TRA ĐỘ HIỂU CỦA HỌC VIÊN

  • * DẤU NHÂN: Học viên được khuyến khích đưa tay ra hiệu dấu nhân mỗi khi có đoạn nào đó không hiểu, thậm chí cả lớp hiểu, mỗi một mình mình không hiểu thì cũng ra hiệu để được giải thích rõ hơn.
  • * ĐẾM NGÓN TAY: Đưa 10 ngón tay có nghĩa là hiểu 100%. Đưa 7 ngón tay là hiểu 70%  và bạn nào không đưa ngón tay nào thì chắc là vào nhầm lớp học rồi.
  • * Hỏi “Cô/thầy vừa nói gì nhỉ?” để đảm bảo là học viên hiểu hoàn toàn.
  • * Cá nhân hóa các câu hỏi, chuyển hướng các câu hỏi xoay quanh đời sống, liên quan mật thiết đến học viên, nhân vật của câu chuyện có thể là thành viên trong lớp hoặc một nhân vật đang hot ở thời điểm hiện tại.
  • * DẠY BẰNG MẮT: Nhìn thẳng vào mắt học viên, nói chuyện trực tiếp.
  • * CÂU CHUYỆN HÀI HƯỚC: một câu chuyện lý tưởng là một câu chuyện tượng thanh, tượng hình, tượng cảm xúc và thậm chí tượng mùi nữa. Mỗi lúc nghe kể chuyện, học viên như đang xem một bộ phim trước mắt vậy. Câu chuyện này tập trung vào ý nghĩa hơn là tập trung vào cấu trúc ngữ pháp.

STEP 3: TẬP ĐỌC TẠI LỚP HỌC TIẾNG ANH

  • Giáo viên chuẩn bị sẵn một câu chuyện chứa các từ/ cấu trúc của buổi học.
  • Giáo viên đọc toàn bộ hoặc một phần câu chuyện, sau đó học viên sẽ đọc phần còn lại.
  • Giáo viên tiếp tục sử dụng các kĩ thuật của Step 2 để giúp học viên hoàn toàn hiểu rõ toàn bộ nội dung.
  • Học viên kể lại toàn bộ câu chuyện cho nhau nghe (trong nhóm 2 hoặc 3 người).

BÀI TẬP ĐỌC VỀ NHÀ

Giáo viên gửi các tài liệu đọc về nhà liên quan đến các từ/cấu trúc vừa học, đảm bảo mastery learning (học viên phải nắm như lòng bàn tay mọi thứ trước khi học nội dung mới).

QUÁ TRÌNH HẤP THỤ NGÔN NGỮ KHÔNG NÊN CÓ TÝ CĂNG THẲNG NÀO

Không có đứa trẻ nào bị viết bản kiểm điểm chỉ vì nói sai ngữ pháp cả. Người lớn còn thấy dễ thương khi trẻ nói sai và sau đó nhẹ nhàng sửa lại và giúp trẻ hiểu rằng mọi thứ vẫn ổn. Vậy việc học ngôn ngữ cũng có khác gì đâu?

Khi giáo sư Asher phát triển phương pháp TPR, ông đảm bảo rằng sẽ tạo ra một môi trường thư giãn cho cả thầy lẫn trò. Ông cho rằng một trong những lý do học viên học ngoại ngữ thất bại là do họ bị quá tải bởi ngôn ngữ đó. Nó có thể là một trải nghiệm xấu, làm giảm sự tự tin. Ai mà học được trong môi trường như thế chứ?

Sự căng thẳng sẽ giết chết động lực. Và bạn biết rõ rằng động lực quan trọng như thế nào đối với quá trình hấp thụ ngôn ngữ rồi. Không có động lực là coi như CHẤM HẾT. Đó là lý do hầu hết mọi người bỏ cuộc. Họ nghĩ rằng “mình sẽ chẳng bao giờ có thể nhớ hết tất cả các quy tắc này.”

Mặt khác, đối với TPR, không có phán xét, tất cả học viên đều vui vẻ, khi họ đang vận động, đang chơi trò chơi thì ở phần tiềm thức họ đã hiểu được các nội dung, các câu lệnh và có thể tự động sử dụng sau này.

DỰA TRÊN PHƯƠNG PHÁP TPR, HỌC VIÊN SẼ THỰC SỰ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TỰ ĐỘNG SAU MỘT THỜI GIAN KHOẢNG 6 – 8 THÁNG.

Bài tập hành động

Bạn hãy chọn một nội dung yêu thích và vận dụng phương pháp TPR để dạy trong 60 phút.

Mời bạn tiếp tục hành trình với BỐN BƯỚC LUYỆN TẬP TIẾNG ANH ĐỂ TĂNG LƯƠNG BỐN LẦN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *