KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH

HỎI ĐÁP: Khi luyện nghe, nhưng nghe mãi bạn vẫn không hiểu họ nói gì thì phải làm thế nào ạ?

HỎI: Khi luyện nghe, nhưng nghe mãi bạn vẫn không hiểu họ nói gì thì phải làm thế nào ạ?

ĐÁP: Để luyện nghe, cần có các yếu tố sau:

  • PHÁT ÂM CHUẨN: Việc đầu tiên cần làm khi bắt đầu quá trình luyện tiếng Anh.
  • TỪ VỰNG: Bạn có thể tăng từ vựng nhanh nhất qua quá trình đọc.
  • ACCENT: Giống như người bắc khó hiểu khi nghe người Nghệ An, Quảng Nam nói chuyện. Việc bạn tập làm quen với giọng của họ rất quan trọng.
  • NGỮ PHÁP: Nhiều khi họ nói nhanh quá bạn không hình dung được gì, nhưng bạn biết kiểu ngữ pháp của cấu trúc đó, bạn sẽ tự điền được những thứ bạn không nghe được.
  • NỐI ÂM: Bạn cần biết các quy tắc nối âm, cố tình nối khi luyện nói, sau đó dần dần bạn sẽ nhận ra được khi người ta nối âm.

BÀI LUYỆN NGHE là để dùng sau khi bạn đã đạt đến một trình độ nhất định, để train tai của bạn nhận biết các từ mà mình đã biết trước đó.

Nếu như bạn mở 1 bài nghe lên và thấy mình chẳng hiểu gì, hoặc hiểu quá ít, thì có nghĩa là nó CHƯA PHÙ HỢP VỚI BẠN. Bạn cần chọn lại phần nghe chậm hơn, dùng các từ đơn giản hơn.

Ở giai đoạn đầu, bạn hãy chọn phim dành cho các bé 3-4 tuổi trên Netflix và xbạn, vừa xbạn vừa bắt chước, lúc nào muốn luyện nghe thì tắt phụ đề đi, sau đó XEM LẠI đúng các phim mà bạn đã xbạn, rồi thử viết ra xbạn mình nghe được là gì, sau đó mở phụ đề ra và so sánh.

 

Bao giờ bạn nhận thấy mình nghe được từ 50% trở lên, thì bạn có thể dùng nó để luyện nghe, nếu thấy khó hiểu quá, thì nghĩa là nó đang khó quá và chưa phù hợp với bạn nhé.

  1. GIAI ĐOẠN ĐẦU chưa nên luyện nghe theo kiểu cố ghi ra mọi thứ mình nghe.

Giai đoạn đầu bạn cần cho não của bạn LÀM QUEN, quá trình này giống như quá trình hấp thụ dinh dưỡng của 1 bạn bé mới ra đời vậy.

Thế giới bên ngoài hoàn toàn mới lạ với bé (Cũng giống như mọi thứ liên quan tới tiếng Anh đều mới lạ với người bắt đầu học tiếng Anh vậy).

Giai đoạn bú sữa mẹ: 150 giờ Mở những thứ dễ, đơn giản, bạn yêu thích (những phim dành cho trẻ con, truyện cổ tích dành cho trẻ con, chuyện đơn giản dành cho trẻ con, kèm hình thì càng tốt), bạn nghe tiếng, nhìn chữ, xem hình minh hoạ cùng 1 lúc. Cô gợi ý 2 cách cho giai đoạn “bú sữa mẹ” đó là xem phim cho bé 3-4 tuổi, hoặc luyện KHAN ACADBẠNY KIDS, phần READING, cứ cái nào thấy dễ và hứng thú thì bạn mở ra, nghe, đọc, nhìn hình, bắt chước được đến đâu thì bắt chước, chỉ cần MỞ MIỆNG và BẮT CHƯỚC, đừng ép mình phải hoàn hảo khi bắt chước.
Từ nào không hiểu thì bạn hãy mở từ điển ra và tra xem nó là cái gì, FOR UNDERSTANDING only. Chỉ cần hiểu, không cần cố ghi nhớ.

Mỗi bài/câu chuyện, nếu được, bạn hãy lặp đi lặp lại khoảng 40 lần.

Tuy nhiên nhiều người nói rằng họ KHÔNG CÓ THỜI GIAN, và thấy CHÁN khi phải nghe đi nghe lại 1 bài y hệt nhau như vậy quá nhiều lần. Cô thì lại khác, cô lại thấy hào hứng, háo hức khi mình tiến dần tới con số 40 lần, vì “losers” thường chỉ nghe được không quá 5 lần, cô muốn chứng tỏ bản thân, kaka, nên cô làm điều mà mọi người ít làm, đó là DEEP LEARNING, HỌC SÂU NHỚ LÂU, vì đó chính là CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA NÃO đối với NGÔN NGỮ. Não sẽ dần hình thành các kết nối nơ ron thần kinh trong não, sự lặp lại càng nhiều, sự kết nối càng mạnh, và khó phá vỡ trong tương lai. Sau một thời gian “mạng lưới” kết nối trong não đủ mạnh, đó là lúc bạn thấy mình ở một giai đoạn mới, 1 level hoàn toàn khác.

Tuy nhiên, có một số người chỉ là không muốn lặp lại duy nhất 1 bài quá nhiều lần liên tục, vậy thì bạn hãy làm như sau: ĐỔI MÓN LIÊN TỤC. Tức là Bạn chọn khoảng 4-5 bài. Lúc nào thấy đã “ngán” bài 1, hãy chuyển sang bài 2, rồi quay lại bài 1, rồi lúc ngán lại quay lại bài 2, sau đó thấy ngán cả 2 bài, lúc đó hãy NGHE và BẮT CHƯỚC bài 3, lúc “ngán” lại quay lại bài 1, và cứ như vậy. Cứ mỗi lần quay lại, bạn sẽ thấy mình hiểu thêm vài thứ mới ở bài 1, mà trước đó bạn không để ý tới.

Bạn có thể tạo 1 bảng chart, mỗi lần hoàn thành 1 lượt, bạn có thể click vào và theo dõi quá trình đó, bạn sẽ cảm thấy có động lực nhiều hơn khi thấy mình tiến dần đến con số 40.

2. Giai đoạn ăn dặm:  MINI STORIES: 200 giờ.

NGHE:

Mini stories là gì? Tức là các câu chyện ngắn, đơn giản, thú vị, hoặc nhiều khi rất sến. Trong các câu chuyện đó, sẽ có các circling questions, tức là với mỗi câu trong truyện. Người ta sẽ đặt rất nhiều câu hỏi xoay quanh nó (What, why, when, who, where, How, How long, How far, How many times…)

Bạn nghe câu chuyện, tra từ điển những gì bạn không hiểu.

Sau đó bạn nghe câu hỏi của họ, trả lời nhanh, nếu giai đoạn đầu thì chỉ cần vài từ chính. Sau đó bạn bắt chước câu trả lời đầy đủ của họ.

Khi bạn bắt chước câu hỏi của họ, bạn học được 1 lúc những thứ sau:

+ Phát âm

+ Nối âm

+ Ngữ điệu

+ Cấu trúc ngữ pháp

+ Cảm xúc

Và bạn học những điều này một cách vô thức khi bắt chước. Những phát âm, ngữ điệu, nối âm, ngữ pháp đó sẽ dần hình thành những kết nối trong não của bạn, lúc đầu nó mờ nhạt, nhưng vì họ “HỎI XOÁY ĐÁP XOAY” liên tục về một nội dung, cho nên kết nối đó cứ mạnh dần trong não mỗi lần bạn lặp lại.

Bạn sẽ nhận thấy rất nhiều từ bạn gặp ở giai đoạn “ăn dặm” sẽ xuất hiện trong các câu chuyện Mini stories. Những từ đó dần dần trở thành “người quen” của bạn.

Thông qua mini stories, nó giống như bạn biến những người quen đó thành hàng xóm xung quanh nhà bạn vậy, bạn biết khá nhiều, khá kĩ về họ. Đến khi có việc cần đến, bạn sẽ biết mình nên cần chạy đến nhà nào.

Giai đoạn này 200 giờ. Trong đó bạn chỉ cần 50 giờ ngồi trước máy tính để học kĩ vài lần đầu tiên cho nội dung chính của bài mini story mà bạn đang học. 150 giờ còn lại là “dead time” (thời gian tận dụng). Ngủ dậy bạn mở mini stories lên và bắt đầu nghe, lúc nào miệng bạn rảnh thì bắt chước theo. Lúc bạn rửa mặt, đánh răng, dùng nhà vệ sinh, quét nhà, tập thể dục, chạy bộ, đi dạo, ăn sáng, trên đường đi làm, trong lúc chờ ai đó, trong lúc làm việc gì đó mà không cần dùng …đến não quá nhiều (việc chân tay như xếp đồ, dọn nhà, lướt facebook…) tất cả những lần nghe đó bạn đều được tính vào 100 giờ passive listening (nếu bạn có thể mở miệng bắt chước).

Bạn thấy đấy, bạn có thể hoàn thành 200 giờ này rất nhanh hoặc rất chậm. Nếu mỗi ngày 1 giờ, bạn sẽ mất gần 7 tháng.
Nếu mỗi ngày 6 giờ (1 giờ nghe CHỦ ĐỘNG, và 5 giờ nghe THỤ ĐỘNG), thì bạn sẽ mất đúng 34 ngày.

Nhưng ai cũng rất bận rộn phải không nào, vậy thì 6 giờ có vẻ như là xa xỉ quá đối với tất cả chúng ta. Vậy mỗi ngày bạn có thể dành 40 phút chủ động và 110 phút bị động được không? (tin mình đi, bây giờ bạn chỉ cần đổi toàn bộ thời gian lướt face thành thời gian nghe và bắt chước Mini stories bị động là đủ), thì bạn sẽ mất 80 ngày, tức là bạn rút từ 7 tháng xuống còn 2,7 tháng.

Bạn nói bạn bận lắm, nhưng dù sao 2,7 tháng cũng sẽ trôi qua. Bạn muốn sau 2,7 tháng bạn ở 1 level khác hay là Nguyễn Y Vân như lúc này?

ĐỌC: 50 giờ: Tiểu thuyết dành cho trẻ em, truyện cổ tích, Doraemon. Dùng Lingoes để đọc hiểu, nhớ rằng bạn đọc để THƯỞNG THỨC, đừng đặt nặng vấn đề phải nhớ các từ nhé.
INPUT càng nhiều thì bạn càng nhanh tới đích.

3. Giai đoạn ăn cơm: 300 giờ

Nếu bạn là đứa trẻ, sau chuỗi ngày dài ăn dặm, bạn sẽ cảm thấy giờ mình đã sẵn sàng đón nhận thế giới đầy màu sắc này rồi, bạn muốn ăn bất cứ thứ gì người lớn ăn. Với tiếng Anh, bạn muốn đọc thêm nhiều về những điều mình yêu thích, bạn muốn xem những bộ phim thú vị dành cho lứa tuổi của mình, bạn muốn dùng tiếng Anh để nghiên cứu những điều mới mẻ liên quan tới lĩnh vực của bạn… Chúc mừng bạn, bây giờ bạn có thể mở rộng “thực đơn” của mình theo bất cứ cách nào bạn thích.

Ở giai đoạn này bạn đã có phát âm, nối âm, ngữ điệu, ngữ pháp và đặc biệt là từ vựng cơ bản để giúp bạn có thể khám phá nhiều thứ một cách “đỡ tốn thời gian hơn nhiều” so với trước.

Mình để con số 300 giờ là tượng trưng cho giai đoạn này mà thôi, để bạn đạt tới con số này rồi sẽ lại set thêm 300 giờ tiếp theo, là bởi vì trẻ em đến tầm 6-8 tuổi là có thể hiểu hết và diễn đạt được nhiều thứ trong cuộc sống, nhưng không có nghĩa là các bạn ấy ngừng nói, ngừng nghe, ngừng đọc.

Trong 300 giờ ở giai đoạn này, bạn hãy dành 200 giờ cho việc đọc và 100 giờ cho việc nghe/xem. Bởi vì ĐỌC LÀ CÁCH NHANH NHẤT để bạn tăng từ vựng, và với nhiều từ vựng hơn, việc nghe/xem của bạn sẽ thú vị hơn nhiều. Khi đọc bằng LINGOES, rất tiện để bạn click vào từ đó để hiểu nó, rồi tiếp tục đọc, tất cả chỉ mất 1 giây. Nhưng nếu như đang nghe/xem, bạn sẽ phải pause lại, rồi mở từ điển ra, đánh từ vào, tra xem nó là cái gì, rồi mới quay lại xem phim. Điều này mất quá nhiều thời gian và làm bạn mất hứng thú (hơn nữa bạn quá lười để làm vậy).

 

Khi đọc, bạn có thể đọc to, cho cảm xúc của mình vào.

Khi xem, bạn luôn lẩm bẩm theo những gì nghe thấy (đôi khi chưa hiểu cũng có thể bắt chước theo).

Thực đơn của mình:

Xem 1 (hoặc nhiều) tập phim yêu thích trên Netflix (Friends, The Karate kid, Up, The Secret life of Pets,…)

Đọc những thứ mình thích trên Ipad qua ứng dụng Mobi reading bằng tiếng Anh (mình thích sách về quản lý thời gian, quản lý cảm xúc, về hạnh phúc, kinh doanh, buổi tối trước khi đi ngủ thì mình hay đọc tiểu thuyết tình yêu). Mỗi lần đọc về lĩnh vực mới, sẽ có thể xuất hiện các từ mới. Nếu chăm thì mình tra từ điển, còn lười thì thôi (vì mình có thể đoán được nghĩa của từ đó khi mà đã biết hầu hết các từ xung quanh nó, giống như 1 bức tranh có 10 mảnh ghép, nếu thiếu 1 mảnh thì hầu như ta đều đoán được mảnh còn lại có cái gì).

KẾT LUẬN

Sau 3 giai đoạn này, đã đến lúc bạn DÙNG TIẾNG ANH để làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Cũng giống như bạn đã sắm cho mình được 1 chiếc ô tô để tận hưởng cuộc sống này theo cách tiện lợi hơn so với trước.

Đừng nghĩ là mình cần học nữa, mà hãy nghĩ là mình DÙNG nó bạn nhé.

Cũng giống như ta cứ lớn dần lên hàng ngày, những gì chúng ta ăn hàng ngày giúp ta lớn lên, khoẻ mạnh. Những gì chúng ta đọc và nghe trong tiếng Anh sẽ giúp chúng ta có nhiều kiến thức hơn, có nhiều điều thú vị hơn, và nếu bạn dùng nó phục vụ trực tiếp công việc, nó sẽ giúp bạn KIẾM NHIỀU TIỀN HƠN.

Bạn đã từng nghe nói rằng những doanh nhân giàu có trên thế giới hầu hết đều là những người ĐỌC NHIỀU (không phải đọc facebook với tin giật gân của báo lá cải nhé), mà là đọc sách. Khi bạn luyện tiếng Anh, bạn đọc nhiều sách, và tin mình đi, lợi ích của việc bạn có thêm kiến thức nhờ đọc những quyển sách tiếng Anh liên quan đến lĩnh vực bạn quan tâm vượt xa lợi ích của việc bạn có thể đạt được số điểm tiếng Anh của kì thi nào đó.

Chúc bạn đủ kiên trì và động lực để đạt được mục tiêu nhé.

Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy để lại comment nhé.

6 thoughts on “HỎI ĐÁP: Khi luyện nghe, nhưng nghe mãi bạn vẫn không hiểu họ nói gì thì phải làm thế nào ạ?

  1. Dạ chào chị. Bài viết của chị hữu ích quá. Em bắt đầu luyện phần reading khan academy kids. Chị cho em hỏi có cách nào để phần reading nó chạy tự động liên tục ko ạ? Cứ hết 1 lượt lại phải bấm mà đang dở việc thì ko tiện cho nghe thụ động. Em cám ơn chị.

    1. Chào em, mình không nghĩ là có phần nó chạy tự động trong khan. Chắc là em phải mở phần ghi âm lại trên máy, rồi tự tạo playlist cho mình thôi.

      1. Em cám ơn chị nhiều. Một người truyền cảm hứng học cho rất nhiều người. Rất mong được đọc những bài viết chất khác nữa của chị ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *