KINH NGHIỆM HỌC TIẾNG ANH

NGƯỜI MỚI HỌC ĐỪNG CỐ “SẢN XUẤT” NGÔN NGỮ Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU

Bạn đừng cố ép mình nghĩ ra để tự nói ngay từ những ngày đầu

Khi mới học một ngôn ngữ mới, chúng ta rất phấn khích, và thích nói được ngôn ngữ đó ngay và luôn. Tuy nhiên, nếu bạn cố để “nặn” ra một câu trong ngôn ngữ mới, bạn sẽ cảm thấy việc đó rất khó khăn.

  1. Bạn đã cố tự nói ngôn ngữ mới bằng cách nào?

Khi bạn nhìn thấy một từ, theo phản xạ tự nhiên, bạn DÙNG QUY TẮC ĐỌC CỦA TIẾNG VIỆT để đọc ngôn ngữ đó (nếu được viết theo hệ latin), nhưng hãy dừng lại đã nào. Cả ngôn ngữ chẳng liên quan gì đến nhau, nên việc bạn dùng quy tắc đọc của tiếng Việt để đọc tiếng khác là KHÔNG KHOA HỌC.

Hoặc bạn có cơ hội nói chuyện với người đang dùng ngôn ngữ đó, bạn muốn nói, nhưng các từ nó cứ trốn đi đâu hết, sau khi đã tạm biệt người đó, bạn ngồi và bỗng dưng bạn nhớ ra từ nọ, từ kia. Bạn tiếc “Ơ, đáng lẽ lúc nãy mình nên nói câu này, từ này, nên nói như này…”

Hoặc có lúc bạn nghe và cố dịch mọi thứ sang một câu mịn màng mượt mà trong tiếng Việt, rồi lại nghĩ câu trả lời bằng tiếng Việt, rồi dịch từng từ sang tiếng Anh, và bạn dịch word by word. Mỗi ngôn ngữ sẽ có cấu trúc ngữ pháp theo những cách khác nhau (ví dụ Việt nam nói “nhà đẹp”, nhưng tiếng Anh lại đặt đẹp trước nhà “beautiful house”.)

Bạn nghĩ từ, xong rồi cố nhớ các quy tắc ngữ pháp khô khan đã học từ trước, rồi ghép thành câu. Quá trình đó kéo dài qúa lâu, và khi bạn mở miệng ra nói, có thể người đó đã…ngủ được một giấc ngon lành rồi.

2. Vì sao không nên cố nói ở giai đoạn đầu học ngôn ngữ?

Vậy nên ở giai đoạn đầu, bạn hãy cố gắng có càng nhiều INPUT càng tốt (NGHE và ĐỌC). Đừng cố gắng quá với OUTPUT (TỰ NÓI và TỰ VIẾT).

Vì sao? Khi chúng ta thực sự nghĩ tới nó, thì thấy hiển nhiên là muốn có OUTPUT thì nghĩa là ta phải lấy nó từ trong não ra để dùng, nhưng nếu KHÔNG BỎ VÀO thì sao có cái gì mà đòi LẤY RA? Đúng không?

Hãy hình dung việc học ngôn ngữ như trồng cây ăn quả vậy. Thời gian đầu, mỗi ngày bạn hãy tạo điều kiện để cây con có đủ nước và dinh dưỡng, bảo vệ khỏi sâu bọ tấn công, bảo vệ khỏi nắng gắt hoặc gió bão. Sau một khoảng thời gian khá dài (ngôn ngữ thì chỉ tầm khoảng 6 tháng INPUT là bạn bắt đầu thấy mình hiểu được khá nhiều thứ trong ngôn ngữ đó – với điều kiện khoảng 60- 90 phút mỗi ngày NGHE và ĐỌC đều đặn).

3. Mình đã làm như thế nào khi bắt đầu với ngôn ngữ mới?

Có những người giai đoạn đầu họ chỉ nghe thôi, và sau 6 tháng thì họ thấy là mọi thứ bật ra khá tự nhiên.

 

Với mình, là người hào hứng và tính cách khá bốc đồng, lúc thích cái gì là phải làm thật mạnh, nhanh và cuồng nhiệt, vậy nên mình chọn cách là nếu khi nghe, nếu miệng đang rảnh, mình sẽ bắt chước theo, để ý phát âm của họ, ngữ điệu và cả nối âm khi họ nói. Việc này sẽ giúp mình có thể nói lưu loát những câu mình bắt chước cả trăm lần khi đang làm việc vặt, các âm thanh sẽ quen với não, lưỡi mình cũng thành thục với việc tạo ra những âm thanh của ngôn ngữ mới đó.

Nhưng mình không ép bản thân cố nhớ những câu đó, mình chỉ NÓI ĐƯỢC KHI BẮT CHƯỚC NGAY SAU KHI HỌ NÓI. Sau khi tắt bản mẫu, mình không ép bản thân cố tự nhớ tự bật ra những câu đó. Chỉ khi lặp đi lặp lại cả trăm lần bài đó, mình tự nhớ được và tự nói được …một ít (bởi vì ở giai đoạn đầu, mọi thứ còn quá mới mẻ với mình).

Những bài học đầu tiên là những bài học cần sự lặp lại nhiều nhất, phải đến cả 1000 lần (nó chỉ kéo dài tầm 30 giây, tức là 30.000 giây, tức 500 phút, nghĩa là 8,3 giờ . Trong số đó, chỉ cần 10-15 lần đầu là vừa nghe vừa nhìn chữ, vừa đọc theo (nếu muốn). Số lần còn lại thì cứ tận dụng thời gian “đào giếng tắm ngôn ngữ” (rửa bát, quét nhà, nấu ăn, tắm, đi trên đường, chạy bộ, yoga, gym…). Với mình, thời gian “đào giếng tắm ngôn ngữ” của mình mỗi ngày tầm 5 tiếng. Vậy mình mất 2 ngày cho những bài đầu. Khi đã quen hơn với ngôn ngữ, vì các từ cũ và cấu trúc cũ được lặp lại trong bài mới nên mình chỉ cần luyện mỗi bài tầm 100 lần. Khi mình đã luyện được tầm 50 bài, thì từ bài thứ 60 trở lên, mình chỉ cần luyện 10 – 20 lần cho mỗi bài.

4. Bạn đặt mục tiêu cho mình là mấy giờ mỗi ngày?

Bạn hãy tự tính là mỗi ngày bạn dành ra 1 tiếng thì sẽ mất bao lâu, mà nếu dành ra 4 tiếng thì sẽ mất bao lâu. Và hãy cứ dành thời gian mỗi ngày thôi, bạn đi chậm sẽ tới đích chậm, bạn đi nhanh sẽ tới nhanh, kiểu gì bạn cũng tới, trừ khi bạn không đi thêm bước nào thì bạn sẽ vẫn ở nơi bạn đang ở thôi.

Vậy nên lời khuyên của mình là lúc đầu hãy NGHE và ĐỌC thật nhiều, càng nhiều càng tốt, và TẬP TRUNG VÀO VIỆC HIỂU. Khi Input đủ nhiều, tự khắc lúc đó bạn sẽ có output tự nhiên nhất.

5. TÀI LIỆU DÀNH CHO BẠN

  1. Nếu hôm nay có thời gian, bạn có thể đọc truyện cổ tích ở đây

2. Hoặc nếu bạn giống mình, muốn đọc một cuốn e-book ngắn và đơn giản về quản lý thời gian từ tác giả yêu thích nhất của mình (Brian Tracy), thì mời bạn đọc cuốn EAT THAT FROG.

3. Hãy dùng LINGOES để đọc nhé (chỉ dùng được trên Window).

4. Mình yêu thích các câu chuyện mini stories, với nội dung rất dễ, kèm theo câu hỏi đơn giản để mình trả lời, đây là bài học mình đã mua để cho học viên mình học, bạn có thể dùng và tự luyện câu chuyện của anh Mike nhé.

6. GỢI Ý

Nếu bạn không biết hôm nay nên làm gì, thì hãy:

Nghe câu chuyện của Mike: 40 phút.

Đọc: 20 phút.

Chúc bạn “tắm ngôn ngữ” thật nhiều hôm nay nhé.

Xin phép quảng cáo nhé cả nhà, mình có thú vui là dùng cái gì mà thấy ưng cái bụng là bán cái đó, kiểu nhà bán rau sẽ luôn có rau ăn, nhà bán bún sẽ luôn có bún ăn ý, ahhi:

  1. Một trong những sản phẩm công nghệ yêu thích nhất của mình là MÁY ĐỌC SÁCH KINDLE PAPER WHITE 5, vậy nên mỗi lần amazon có sale bên Mỹ thì mình lại rủ mọi người gom về, hiện tại còn một số suất, mời bạn tham khảo ở ĐÂY.
  2. Mình có cung cấp Granola nhà làm giàu dinh dưỡng, nguyên liệu chọn chuẩn, và đặc biệt là SIÊU NGON, tiện lợi ăn sáng (chỉ 5 phút là xong). Bạn có thể đặt ở ĐÂY.
  3. Mật ong cà phê nguyên chất giúp tăng sức đề kháng, được tin dùng bởi rất nhiều người, mỗi năm mình bán cả ngàn lít, cả các sư thầy cũng dùng mật ong bên mình, mời bạn đặt ở ĐÂY.
  4. MACCA – NỮ HOÀNG CÁC LOẠI HẠT, ăn ngon, ngòn, thơm mùi sữa, mỗi tội vỏ nó nặng nên tính ra hơi cao cấp, ông xã mình hay nói là thay vì mua 1kg macca, anh ấy thà mua 1kg thịt bò, kaka. Nhưng macca chứa nhiều dưỡng chất mà thịt bò không có, nên bạn có thể đầu tư ăn 5 hạt macca mỗi ngày nếu nhà có điều kiện nhé. Link ở ĐÂY.
  5. Ngoài ra còn một số sản phẩm như ca cao, cà phê.

Thân mến,

Lê Nguyệt (Emily Lee)

ĐT/Zalo: 0976 252 285.

Email: lenguyet.vn@gmail.com

Face Lê Nguyệt

2 thoughts on “NGƯỜI MỚI HỌC ĐỪNG CỐ “SẢN XUẤT” NGÔN NGỮ Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU

  1. Cô ơi cô không còn trung tâm luyện phát âm ở Hà Nội nữa ạ? Em đang tính đi học lại 1 khóa mà tìm trung tâm không thấy nữa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *